Hệ thống điện được coi như là trái tim của tòa nhà, bởi nếu nó xảy ra sự cố thì các hệ thống khác có thể bị tê liệt toàn bộ. Do đó, để nhanh chóng đưa hệ thống trở lại vận hành bình thường đòi hỏi nhân viên vận hành cần nắm vững kiến thức về khí cụ điện cũng như nguyên lý hoạt động của hệ thống.
Trong một tòa nhà, hệ thống điện chính là một phần vô cùng quan trọng để đảm bảo cung cấp điện an toàn và hiệu quả cho toàn bộ các thiết bị và các hoạt động bên trong tòa nhà. Một phần không thể thiếu của hệ thống điện chính là các sực cố tủ điện. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các sực cố tủ điện chính trong tòa nhà.
Các sực cố tủ điện chính (hay còn gọi là tủ điện chính) là nơi tập trung và kiểm soát các nguồn điện đầu vào và phân phối đến các thiết bị và hệ thống khác trong tòa nhà. Chức năng của các tủ điện chính là bảo vệ và kiểm soát hệ thống điện, đảm bảo rằng mọi thiết bị và hệ thống đều hoạt động một cách an toàn và ổn định.
Các sực cố tủ điện chính thường được lắp đặt ở một vị trí trung tâm trong tòa nhà để thuận tiện trong việc quản lý và truy cập. Chúng bao gồm các thành phần chính như:
Bạn hãy xem sơ đồ hệ thống điện như sau:
Nhìn vào sơ đồ này bạn có thể thấy đây là một kiểu sơ đồ nguyên lý cho hệ thống cung cấp điện từ máy biến áp lên đến căn hộ sử dụng, hệ thống này rất lớn và rất nhiều thiết bị nên việc hư hỏng một trong số các thiết bị đó là điều không thể tránh khỏi, chúng ta cùng xem xét một số trường hợp hư hỏng như sau:
1. Trạm biên áp
Đối với trạm biến áp, việc hư hỏng là điều ít khi xảy ra, nhưng một khi xảy ra thì hậu quả là rất lớn và thời gian khắc phục sự cố thường rất mất nhiều thời gian. Các sự cố thường gặp tại trạm như:
· Quá tải: Đây là một trong những sự cố phổ biến nhất ở máy biến áp. Khi máy biến áp quá tải, tức là vượt quá khả năng chịu tải của nó, nhiệt độ của nó sẽ tăng đáng kể. Điều này có thể gây hỏng máy biến áp hoặc giảm tuổi thọ của nó.
· Nhiễu điện từ: Nhiễu điện từ có thể làm giảm chất lượng điện áp đầu ra của máy biến áp. Những nguồn nhiễu điện từ phổ biến bao gồm sự giao thoa từ các thiết bị điện tử khác, nguồn tần số cao, và sự nhiễu điện từ từ nguồn ngoại vi.
· Hư hỏng cách điện: Hư hỏng cách điện có thể xảy ra khi cấu trúc cách điện của máy biến áp bị hỏng, dẫn đến sự tiếp xúc trực tiếp giữa các cuộn dây hoặc giữa cuộn dây và khung máy biến áp. Điều này có thể dẫn đến ngắn mạch hoặc hỏng hoàn toàn máy biến áp.
· Mất điện: Mất điện có thể xảy ra khi nguồn cấp vào của máy biến áp bị mất hoặc khi các linh kiện bên trong máy biến áp gặp sự cố. Khi xảy ra mất điện, máy biến áp không thể cung cấp nguồn điện đầu ra cho các thiết bị khác trong hệ thống.
· Nhiệt độ không cân bằng: Sự không cân bằng nhiệt độ giữa các cuộn dây trong máy biến áp có thể gây ra sự mất cân đối trong quá trình truyền tải điện năng, ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động của máy biến áp.
2. Tủ điện chính MSB
Đây là khu vực thường xuyên bị sự cố nhất trong hệ thống điện của tòa nhà, vì trong tủ điện chính MSB chúng chứa rất nhiều các thiết bị đóng cắt và bảo vệ khác nhau nên thường xuyên gặp tình trạng bị kích hoạt các cơ chế bảo vệ của tủ hoặc quá nhiệt gây hỏng thiết bị, chúng ta có thể kể đến một số nguyên nhân như sau:
· Do hư hỏng thiết bị đóng cắt: Các thiết bị như máy cắt không khí (ACB), thiết bị chuyển nguồn tự động (ATS), thiết bị đóng cắt (MCCB/MCB) sau một thời gian làm việc các tiếp điểm hoặc các linh kiện cơ khí không còn đáp ứng được yêu cầu nên không thể làm việc chính xác, việc này sẽ gây gián đoạn điện một cách cục bộ.
· Do tác động của các thiết bị bảo vệ: Các thiết bị bảo vệ tủ điện như Bảo vệ quá áp, thấp áp, mất pha, mất trung tính, quá dòng, quá nhiệt khi bị tác động sẽ sa thải lưới ra khỏi tải đang sử dụng. Để khắc phục tình trạng này cần tìm hiểu nguyên nhân gây tác động bộ bảo vệ và khôi phục lại chất lượng của lưới.
· Do lỗi trong mạch điều khiển tủ điện: Có nhiều sự cố gây mất điện do mạch điều khiển bị lỗi hoặc bị tác động như tín hiệu báo cháy, nguồn nuôi mạch điều khiển bị hỏng, relay hoặc PLC điều khiển bị hỏng gây tác động sai nguyên lý.
· Do sự cố chạm chập: Đây cũng là sự cố phổ biến đối với tủ điện chính MSB, việc các đầu cos hoặc thanh busbar không được siết lực đúng tiêu chuẩn hoặc tủ điện đã lâu không được bảo trì sẽ dẫn đến nguy cơ sinh nhiệt tại các điểm nối giữa các thanh busbar với thiết bị hoặc dây dẫn. Sự cố này có khả năng gây cháy nổ rất cao và hậu quả sẽ rất lớn.
3. Thanh dẫn Busway
Các thanh dẫn busway đa số được lắp đặt bởi nhà thầu chuyên nghiệp và thường ít khi xảy ra sự cố, tuy nhiên nếu sau một thời gian sử dụng nhưng không được bảo trì cân chỉnh lại thì nó sẽ gây ra tình trạng nổ busway như sau:
· Sử dụng quá tải: Busway được thiết kế với một công suất nhất định, nếu việc sử dụng chúng không đúng có thể dẫn đến cháy nổ tại các điểm gần với tủ điện chính MSB
· Thanh bị cong vênh: Thường nguyên nhân này do lắp đặt busway không chính xác như: các giá đỡ busway không thẳng, ti treo busway trục ngang bị rớt, các bu-lông giãn nở không được mở đúng cách.
· Thanh phát nhiệt lớn: Do mối nối giữa các thanh hoặc với tủ tap-off không được siết đủ lực hoặc có một lực kéo xoắn thanh busway (thường là cac dây dẫn từ tủ tap-off đến tủ phân phối).
4. Tủ điện phân phối
Tủ điện phân phối trong tòa nhà có thể gặp phải một số sự cố. Dưới đây là một số sự cố phổ biến tại tủ điện:
1. Ngắn mạch: Ngắn mạch xảy ra khi hai dây dẫn trong hệ thống điện tiếp xúc trực tiếp và tạo ra một đường dòng điện chạy qua nó. Điều này có thể gây ra sự cố điện nghiêm trọng, như mất điện hoặc cháy nổ. Ngắn mạch trong tủ điện thường xảy ra do hư hỏng cách điện, sự cố kỹ thuật, hoặc việc sử dụng thiết bị không phù hợp.
2. Quá tải: Nếu công suất của tủ điện bị vượt quá, ví dụ như quá tải điện áp của mạng lưới, hoặc quá tải từ các thiết bị trong tòa nhà, điện áp sẽ giảm và có thể làm hỏng tụ điện và các linh kiện trong tủ điện.
3. Rò điện: Rò điện xảy ra khi có dòng điện bất thường chảy qua một đường không được dự tính trong hệ thống. Rò điện có thể gây ra nguy hiểm, như gây cháy nổ hoặc gây sốc điện. Rò điện có thể xuất phát từ các thiết bị kỹ thuật bị hỏng hoặc không cách điện đúng cách.
4. Hư hỏng các thiết bị bảo vệ: Trong tủ điện chính, các thiết bị bảo vệ như cầu dao, CB (Circuit Breaker), RCD (Residual Current Device) hoạt động để ngăn chặn các sự cố điện. Tuy nhiên, nếu các thiết bị bảo vệ này bị hư hỏng, không hoạt động chính xác hoặc bị triệt tiêu, tủ điện có thể không thể đảm bảo an toàn cho hệ thống điện và các thiết bị cắm vào.
Như vậy, các bạn có thể thấy một hệ thống điện của tòa nhà rất phức tạp và có nhiều nguyên nhân để gây ra tình trạng ngừng cung cấp điện trên diện rộng. Để giải tỏa các lo lắng của quý khách hàng, công ty LIHO TECHCOM với đội ngũ kỹ sư chuyện nghiệp cùng với các trang thiết bị máy móc hiện đại, chúng tôi có thể ngăn ngừa những sự cố tiềm tàng như trên, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng của khách hàng. Hãy liên hệ với chúng tôi để nhận tư vấn tốt nhất cho hệ thống của bạn.
Công ty TNHH Kỹ Thương LIHO
Hotline: 0888.49.693 - 0988.493.693
Email: infor.liho@gmail.com
Website: lihotechcom.com
Tin mới nhất
BÀI VIẾT nổi bật